Trí tuệ nhân tạo phát hiện bệnh ung thư da tốt hơn so với các bác sĩ
Trịnh Tâm 09/15/2018 03:00 PM
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, trong một cuộc nghiên cứu so sánh giữa con người và máy móc, các nhà nghiên cứu cho biết máy tính phát hiện bệnh ung thư da tốt hơn các bác sĩ da liễu, máy móc tìm kiếm tốt hơn và chẩn đoán nhanh hơn.

Một nhóm nghiên cứu từ Đức, Hoa Kỳ và Pháp đã dạy một hệ thống trí tuệ nhân tạo biết phân biệt các triệu chứng tổn thương da nguy hiểm từ những triệu chứng tổn thương da lành tính, thể hiện qua hơn 100.000 tấm ảnh.

Tiến sĩ Antonella Tost, Đại học Da liễu Đại học Y khoa Miami, đã kiểm tra Michael Casa Nova, 12 tuổi, về các triệu chứng bệnh ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngày 15 tháng 6 năm 2011. Ảnh: gettyimages.com

Một thiết bị là mạng nơ-ron xoắn ốc (CNN) thuộc học sâu – được thử nghiệm với 58 bác sĩ da liễu từ 17 quốc gia, thông qua những thị hình ảnh thể hiện khối u ác tính và lành tính.

Chỉ hơn một nửa các bác sĩ da liễu là ở trình độ “chuyên gia” với hơn 5 năm kinh nghiệm, 19% có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, và 29% là người mới bắt đầu có ít hơn 2 năm theo nghề.

Nhóm nghiên cứu viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Annuals of Oncology rằng: “CNN đều làm tốt hơn hầu hết các bác sĩ da liễu”.

Trung bình, các bác sĩ da liễu đã phát hiện chính xác 86,6% bệnh ung thư da từ hình ảnh, còn CNN phát hiện chính xác đến 95%.

Holger Haenssle, tác giả đầu tiên của nghiên cứu thuộc Đại học Heidelberg, cho biết: “CNN đã bỏ lỡ ít khối u ác tính hơn, có nghĩa là nó có độ nhạy cao hơn so với các bác sĩ da liễu.”

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 232.000 trường hợp u ác tính mới và 55.500 người chết. Ảnh: pixabay.com

Nó cũng “chẩn đoán nhầm nốt ruồi lành tính là u ác tính ít hơn... điều này sẽ làm giảm các ca phẫu thuật không cần thiết.”

Hiệu quả của các bác sĩ da liễu được cải thiện khi các bác sĩ được cung cấp thêm thông tin về bệnh nhân và tình trạng tổn thương da của họ.

Nhóm nghiên cứu cho biết trí tuệ nhân tạo có thể là một công cụ hữu ích để chẩn đoán ung thư da nhanh hơn, dễ dàng hơn, cho phép phẫu thuật cắt bỏ trước khi nó lây lan.

Họ nói thêm, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 232.000 trường hợp u ác tính mới và 55.500 người chết.

Nhưng không chắc rằng các bác sĩ sẽ tiếp quản hoàn toàn thiết bị này, hơn là dùng nó như một sự trợ giúp.

U ác tính xuất hiện ở một số bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như các ngón tay, ngón chân và da đầu, những chỗ đó rất khó chụp ảnh và trí tuệ nhân tạo có thể gặp khó khăn để nhận ra những tổn thương “không điển hình” hoặc những bệnh mà bản thân chúng không biết.

U ác tính xuất hiện ở một số bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như ngón chân. Ảnh: prosto-mariya.ru

Các chuyên gia Victoria Mar từ Đại học Monash ở Melbourne và Peter Soyer của Đại học Queensland đã viết trong một bài xã luận được xuất bản rằng: “Hiện tại, không có thiết bị nào có thể thay thế một cuộc kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng.

 

Author: Trịnh Tâm

News day