Trung Quốc lặng lẽ hoàn thiện một tiền đồn quân sự ở Biển Đông
Bình Nguyên 03/31/2018 10:30 AM
Quần đảo Trường Sa là một điểm nóng hơn cả so với các khu vực khác thuộc Biển Đông vì có 6 bên cùng tuyên bố nhận chủ quyền. Ở phía bắc, Trung Quốc đang lặng lẽ xây dựng phi pháp một tiền đồn lớn trên đảo Phú Lâm (Woody), quần đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa và là trung tâm trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Biển Đông là trung tâm của sự tranh chấp chủ quyền lãnh hải của nhiều quốc gia, đến nỗi nó gần như là một ‘pháo đài quân sự’, do các quốc gia thi nhau củng cố sự hiện diện quân sự của họ, đặc biệt là Trung Quốc và Trung Quốc đã lặng lẽ hoàn thiện một trong những tiền đồn quân sự quan trọng trong vùng biển đang tranh chấp.

Biển Đông có trên 200 địa điểm là đất đai nhô lên mặt biển, cũng là nơi số lượng tàu bè quốc tế qua lại hàng năm giao thương buôn bán với tổng trị giá hàng hóa lên đến gần 3,4 nghìn tỉ đô la.

Một máy bay chiến đấu trên Đảo Phú Lâm. Ảnh: CSIS

Trong khoảng từ năm 2012 đến năm 2016, Trung Quốc đã nâng cấp đáng kể việc lắp đặt đường băng và mở rộng cơ sở hạ tầng của hòn đảo, như được thể hiện dưới đây. “Đảo Phú Lâm là trung tâm hành chính và quân sự cho sự hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông”, theo ông Gregory Poling, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), kiêm Giám đốc Sáng kiến Minh bạch về Hàng hải Châu Á (AMTI) nói với CNBC.

Vào năm 2016, Trung Quốc, cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới, đã bảo đảm đến 64% các trao đổi mậu dịch quốc tế của họ bằng đường biển thông qua Biển Đông. Việt nam, Nhật Bản và Nam Hàn cũng là các quốc gia sử dụng khu vực này rất mạnh trong quan hệ buôn bán quốc tế. Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) với 6 quốc gia tranh dành chủ quyền, thu hút nhiều quan tâm của báo chí thế giới nhiều hơn cả, vì Trường Sa được xem như ‘điểm nóng’ có thể xảy ra xung đột tiềm tàng ở Biển Đông mạnh nhất.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: CSIS

Các nguồn lực đã được triển khai bao gồm tên lửa đất đối không HQ-9, máy bay chiến đấu J-10 và J-11, các bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu, cũng như các máy bay chuyên chở và tuần tra quân sự. Hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc là một hệ thống phòng không tầm xa. Các máy bay đánh chặn được lắp và phóng từ một chiếc xe tải và có thể nhắm mục tiêu vào các máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Chưa đầy một năm sau, AMTI đã phát hiện máy bay tiêm kích Thẩm Dương J-11 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. Không rõ máy bay này có phải là máy bay duy nhất trên hòn đảo này hay không, vì có thể có những máy bay khác ở bên trong các nhà chứa.

Máy bay chiến đấu J-11B đóng tại Phú Lâm tăng cường khả năng Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Ảnh:CSIS

Phía bắc của Trường Sa là Hoàng Sa, giờ đây đã bị Bắc Kinh xem như ‘ao nhà riêng của mình’, trong đó có đảo Woody Island lớn nhất, vốn bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1955, đảo này đang đóng một vai trò chiến lược trong tham vọng bá quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Ông Poling lưu ý rằng kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã sử dụng tiền đồn này như là một khuôn mẫu cho việc nâng cấp các căn cứ của mình trên quần đảo Trường Sa. Trung Quốc dùng đảo này như một đà phóng cho các hải đảo của họ ở Trường Sa, cũng như tung lực lượng quân sự ra đe dọa các lân bang trong vùng”. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng bất cứ điều gì chúng ta nhìn thấy ở đảo Phú Lâm rốt cuộc cũng sẽ được áp dụng ở phía nam để đe doạ trực tiếp hơn các nước láng giềng của Trung Quốc”. 

Author: Bình Nguyên

News day