Những thợ học việc Trung Cổ, họ vẫn lang thang ở châu Âu
Phương Thảo (Theo Zing.vn) 08/21/2017 12:30 PM
Theo truyền thống có từ thời Trung Cổ ở châu Âu, nhóm thợ học việc lang thang khắp nơi để kiếm việc, tích lũy kinh nghiệm và sống dựa vào sự hào phóng của những người xa lạ.

Quần ống loe bằng nhung, áo sơ mi trắng và áo khoác sặc sỡ, người ta có thể nhận ra những người thợ học việc này tại bất cứ nẻo đường nào họ lang thang đến. Họ được gọi là những người học việc lang thang, những thanh niên, và đôi khi cả phụ nữ trẻ đang tiếp nối một truyền thống có từ thời Trung Cổ ở châu Âu. 

Quần ống loe bằng nhung, áo sơ mi trắng và áo khoác sặc sỡ luôn là đặc điểm nhận dạng của những người thợ học việc này. Ảnh: New York Times

Sau khi hoàn thành một vài năm học nghề, họ lên đường đi khắp nơi để tìm kiếm kinh nghiệm. Phần lớn họ đến từ những nước nói tiếng Đức. Theo truyền thống, những người thợ lang thang phải dưới 30 tuổi, không nợ nần và chưa kết hôn. Họ chấp nhận sống xa gia đình trong 2 - 3 năm để hoàn thành việc huấn luyện. 

Họ chấp nhận sống xa gia đình trong 2 - 3 năm để hoàn thành việc huấn luyện. Ảnh: New York Times

Truyền thống này bị tạm ngưng trong thời Thế chiến và chỉ được khôi phục lại từ thập niên 1980. Những người thợ có thể đi một mình hoặc theo nhóm, họ quá giang người xa lạ để di chuyển khắp nơi. Những nam nữ thanh niên trẻ tuổi này đồng ý sống độc lập, hoàn toàn dựa vào tài trí, nghề nghiệp của mình và sự hào phóng của những người xa lạ.

Tiệc chia tay trong đêm cuối cùng trước khi họ lên đường. Ảnh: New York Times

Đêm trước khi rời khỏi nhà, một người thợ thường tổ chức tiệc chia tay gia đình và bạn bè. Trong đêm hôm đó, anh hoặc cô ta sẽ được bấm lỗ tai, gắn vào đó một món trang sức và mang theo trong suốt hành trình. Người phạm luật sẽ bị "xé rách" dái tai và coi là kẻ lừa đảo. Đến sáng hôm sau, người thợ mới chôn một vật kỷ niệm ở ngoài rìa thị trấn quê hương rồi thả mình vào vòng tay chào đón của những người thợ khác.

Những người thợ thường không trả tiền cho thức ăn và chỗ ở họ nhận được, thay vào đó họ phải làm việc để trả công. Ảnh: New York Times

Những người thợ thường không trả tiền cho thức ăn và chỗ ở họ nhận được, thay vào đó họ phải làm việc để trả công. Khi trời ấm, họ có thể ngủ ở công viên và các khu vực công cộng. Đồ đạc của những người thợ thường chỉ có vài bộ quần áo và dụng cụ làm việc. 

Mỗi người thợ mang theo một quyển sổ nhỏ, trong đó là tem của những đất nước anh ta đã đi qua và ghi chép về những thành quả công việc anh ta đạt được. Trong quá khứ, quyển sổ đó chính là bản lý lịch để người thợ xin việc sau này. Trong thời hiện đại, nó trở thành nhật ký hành trình.

Khi trời ấm, họ có thể ngủ ở công viên và các khu vực công cộng. Ảnh: New York Times

Những bộ trang phục nổi bật của họ có quy tắc riêng theo từng ngành nghề. Thợ mộc và thợ lợp mái nhà mặc áo khoác đen, thợ may và thợ làm vườn mặc áo xanh lá cây đậm. Những người thợ trung thành với truyền thống cổ xưa, họ không mang theo điện thoại di động. Họ có thể mang theo máy ảnh kỹ thuật số và thường viết email từ các máy tính công cộng. Dù vậy, bên ngoài khu vực nói tiếng Đức, phần lớn mọi người không biết họ là ai và thường nhầm lẫn họ với cao bồi.

Những bộ trang phục nổi bật của họ có quy tắc riêng theo từng ngành nghề. Ảnh: New York Times

Đối với một số người, giây phút khó khăn nhất trong cuộc hành trình là khi họ nhìn thấy ngôi làng của mình lần cuối và nói lời chia tay gia đình. Với một số người, đó là chuyến đi xa nhà đầu tiên của họ. Trong khi đó, với nhiều người khác, việc khó khăn hơn là quyết định khi nào thì kết thúc cuộc hành trình, rời bỏ cuộc sống "nay đây mai đó" với những người đồng trang lứa và không có trách nhiệm nào ràng buộc họ.

Nguồn: New York Times

Theo: Zing.vn

Author: Phương Thảo (Theo Zing.vn)

News day