Australia: Vi khuẩn ăn thịt người đang hoành hành trên diện rộng
Dư Hoàng 04/18/2018 10:30 AM
Tại bang Victoria, Autralia, một loại vi khuẩn ‘lạ’ và rất độc hại gây loét da đang lan rộng ở mức độ chưa từng có đang lan rộng với mức độ nghiêm trọng. Số người mắc bệnh loét da Buruli tăng 400% với mức độ nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.

Căn bệnh có tên loét da Buruli đang tăng nhanh lên tới 400% chỉ sau 4 năm khiến các nhà nghiên cứu, các chuyên gia y tế đang đau đầu vì chưa tìm ra cách ngăn chặn. Các chuyên gia đang kêu gọi nguồn vốn từ chính phủ để tìm cách chế ngự đại dịch tồi tệ này. “Là một cộng đồng, chúng ta đang đối mặt với một đại dịch đang trở nên tồi tệ, một căn bệnh nghiêm trọng mà không biết cách ngăn chặn”, những nhà nghiên cứu thông báo, kêu gọi chính phủ khẩn cấp tài trợ.

Chân một bệnh nhân bị loét da Buruli. Ảnh: BBC

Trên tờ Medical Journal of Australia, một tạp chí y khoa của nước này, các bác sĩ cho biết tại bang Victoria, số người bị loét da Buruli chỉ tính riêng trong năm ngoái, số ca nhiễm mới lên tới 275, cao hơn 51% so với năm 2016. Năm 2016 có 182 trường hợp mắc bệnh, 2017 là 275 trường hợp và từ đầu năm 2018 tới nay đã có 30 trường hợp mắc bệnh.

Bác sĩ Daniel O'Brien, chuyên gia bệnh truyền nhiễm bày tỏ: "Không ai hiểu chuyện gì đang diễn ra. Chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên nào" đồng thời khẳng định biết các ca bệnh mới ghi nhận đều nghiêm trọng hơn trước.

Đặc biệt, loét da Buruli vốn chỉ xảy ra ở khu vực nhiệt đới châu Phi và thường có liên quan đến nguồn nước đọng, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đến người bệnh, có thể dẫn đến khuyết tật hoặc biến dạng lâu dài chứ không phải tại những nơi có khí hậu ôn hòa như bang Victoria, nơi đang đối mặt với dịch bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở bán đảo Mornington và Bellarine, nhưng có nguy cơ là căn bệnh nguy hiểm này có thể lan trên diện rộng. 

Loét da Buruli gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium ulcerans, chúng phá hủy tế bào da, các mạch máu nhỏ và mỡ dưới da từ đó gây lở loét, mất da. Căn bệnh thường xuất hiện ở tay, chân nhưng đôi khi tấn công mặt và cơ thể. Vùng da bị tổn thương lớn dần lên theo thời gian, dẫn đến nguy cơ biến dạng vĩnh viễn hoặc tàn tật.

Ảnh: SBS

Tới nay y học chưa thể xác định con người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt" Mycobacterium ulcerans như thế nào. Việc lây nhiễm dường như xảy ra ở những tháng có thời tiết ấm áp và vết cắn hay vết thương trên da có thể đóng vai trò làm nhiễm bệnh.

Có thể mất khoảng 4 - 6 tháng để phát bệnh, bệnh nhân thường mất 6 - 12 tháng để hồi phục, trong đó rất nhiều người cần phẫu thuật tái tạo da. Triệu chứng ban đầu là xuất hiện vùng da đỏ và sưng, có thể dùng thuốc kháng sinh.

Những nỗ lực khống chế sự bùng phát gặp trở ngại vì vẫn chưa tìm ra cách thức con người bị nhiễm bệnh. Động vật bản địa và thú nuôi trong nhà, bao gồm chó, mèo, possum và koalas đều làm phát triển bệnh nhưng vẫn chưa biết có phải chúng là nguồn lây bệnh hay không.

Phát ngôn viên Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho hay chính phủ liên bang cho tới nay đã cấp 2,4 triệu dollar Úc và sẽ làm việc với các nhà chức trách Victoria về những chiến dịch nghiên cứu mới, trong khi Victoria đã cấp gần 1 triệu dollar Úc trong 10 năm qua.

Author: Dư Hoàng

News day