Các nữ công nhân Mĩ trong suốt Thế chiến II
CTV Anh Trần (dịch) 07/01/2018 12:30 PM
Suốt thời gian diễn ra Thế chiến II, hàng nghìn phụ nữ đã tham gia phục vụ cho lực lượng quân đội Mĩ lúc bấy giờ bao gồm cả ở quê nhà lẫn nước ngoài.

Trong suốt Thế chiến II, khoảng 350.000 phụ nữ đã phục vụ cho lực lượng quân đội Hoa Kì. Trong đó, Lực lượng hỗ trợ phi công (WASPs - là một tổ chức của một nhóm thường dân nữ và thành viên của tổ chức này đều là những nhân viên thuộc công tác dân sự Hoa Kỳ) đã được trao Huy chương Vàng Quốc hội về sự uy tín. Trong khi đó, việc chiêu mộ binh lính nam một cách rộng rãi đã gây nên một lỗ hổng lớn đối với lực lượng lao động công nghiệp. Từ năm 1940 đến 1945, tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong lực lượng lao động Hoa Kỳ đã tăng từ 27% đến gần 37% và trong năm 1945, cứ 4 phụ nữ lập gia đình thì có khoảng 1 phụ nữ làm việc bên ngoài.

Ảnh: britannica.com

Các nữ công nhân trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ

Ngoài các công việc tại nhà máy và các công việc khác, khoảng 350.000 phụ nữ đã tham gia vào công tác hậu cần cho quân đội. Công việc này bao gồm cả tại quê nhà lẫn ở nước ngoài. Dưới sự khích lệ của Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt, hội phụ nữ và ảnh hưởng bởi việc Anh Quốc sử dụng phụ nữ trong công tác này, Bộ trưởng George Marshall đã có sự hỗ trợ trong việc giới thiệu nhóm công tác hậu cần đến lực lượng quân đội. Tháng 5/1942, Quốc hội đã cho thành lập Quân đoàn hỗ trợ (Women’s Auxiliary Army Corps), sau đó quân đoàn này được nâng cấp lên thành Quân đoàn (Army Corps) – hoàn toàn mang tính chất của quân đội. Những thành viên của Quân đoàn được gọi là WACs. Những người này đã làm việc với hơn 200 công việc không mang tính tham chiến tại Mĩ và tại hầu hết các khu vực chiến tranh. Năm 1945, có hơn 100.000 WACs và 6.000 sỹ quan nữ. Tại Navy, những thành viên thuộc Nhóm phụ nữ tình nguyện cho công tác cấp cứu (Women Accepted for Volunteer Emergency Service) – gọi tắt là WAVES đã giữ được vị thế như những người lính hải quân dự bị, hỗ trợ cho đất nước. Cảnh sát biển và hải quân chính là những người tiếp nối, tuy nhiên với số lượng ít hơn.

Nhóm Quân đoàn hỗ trợ (Women’s Auxiliary Army Corps).
Ảnh: intercepts.defensenews.com
Nhóm phụ nữ tình nguyện cho công tác cấp cứu - WAVES. Ảnh: pinterest.com

WASPs đã yêu cầu một vai trò cho mình đó là trở thành phi công, đây là một trong những vai trò ít được biết đến trong chiến tranh. Nhóm phụ nữ này đã nhanh chóng có được giấy phép phi công (thí điểm) trước khi bắt đầu công việc của mình – trở thành những phi công nữ đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ. Sau đó, họ bắt đầu lên kế hoạch từ các khu vực nhà máy cho đến các căn cứ, vận chuyển hàng hóa, tham gia mô phỏng chiến đấu cùng với các nhiệm vụ mục tiêu, tích lũy hơn 60.000 triệu dặm khoảng cách bay, đồng thời giúp cho hàng ngàn nam phi công Hoa Kỳ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác của mình trong Thế chiến II. Hơn 1,000 WASPs đã tham gia vào công việc này. Trong đó, 38 người đã phải mất mạng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh. Nhận thấy rằng WASPs chỉ là những nhân viên phục vụ cho quân sự và không hề có địa vị chính thức nào trong quân đội, họ đã bị sa thải mà không hề được nhận bất kì danh hiệu nào cũng như bất kì lợi ích nào về mặt quân sự. Mãi cho đến năm 1977, WASPs mới có được một vị thế trong quân đội.

Ngày 10/03/2010, trong một buổi lễ tại Capitol, WASPs đã được trao Huy chương Vàng Quốc hội – một trong những giải thưởng danh giá nhất. Có hơn 200 cựu phi công tham gia buổi lễ này và nhiều người đã chọn mặc quân phục thời Thế chiến II.

WASPs được trao Huy chương Vàng Quốc hội tại Capitol vào năm 2010. Ảnh: gettyimages.com.au

Chiến dịch “Rosie the riveter”

Ngành công nghiệp hàng không đã nhận thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc về số lượng công nhân nữ trong khi họ đảm nhiệm những vị trí khác nhau mà trước đây nó đã từng bị cho là không phù hợp. Hơn 310,000 phụ nữa đã làm việc cho ngành hàng không Hoa Kỳ vào năm 1943, chiếm 65% trên tổng lực lượng lao lộng (so với thời kì trước chiến tranh chỉ chiếm 1%). Ngoài ra, các nữ công nhân này còn được chiêu mộ ở cả ngành công nghiệp đạn dược. Đó chính là chiến dịch “Rosie the Riveter” và được tuyên truyền bởi chính phủ Hoa Kỳ. Rosie – một nữ công nhân thời bấy giờ (chủ yếu mang tính hư cấu) đã trở thành một trong những công cụ tuyển mộ thành công nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, một biểu tượng của các nữ công nhân ở Thế Chiến II.

Chiến dịch "Rosie the Riveter" đã rất thành công khi thu hút được nhiều nữ công nhân trong suốt Thế chiến II. Ảnh: idealog.co.nz

Xuất hiện trong các bộ phim, báo chí, áp phích, hình ảnh và thậm chí trong cả bức vẽ của Norman Rockwell (một nghệ sĩ người Mĩ) trên trang bìa của tờ Saturday Evening Post, chiến dịch “Rosie the Riveter” đã nhấn mạnh được tinh thần yêu nước cần có ở những người phụ nữ khi tham gia vào lực lượng lao động. Tất nhiên, phần lớn họ đều thực hiện được điều đó.

Bức vẽ "Rosie" của Norman Rockwell trên trang bìa của tờ Saturday Evening Post. Ảnh: saturdayeveningpost.com

Mặc dù vai trò của phụ nữ cũng rất quan trọng trong chiến tranh, thế nhưng mức lương của họ lại thấp hơn rất nhiều so với đàn ông. Đặc biệt, các công nhân nữ hiếm khi được hưởng mức lương cao hơn 50% mức lương của công nhân nam.

 

Bạn đang đọc báo người việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com.

Xin cảm ơn!

Author: CTV Anh Trần (dịch)

News day