6 nhà hóa học nổi tiếng nhất Thế giới
Mây 12/20/2016 05:00 PM
Nhà hóa học là nhà khoa học nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực hóa học, tính chất các chất hóa học, phát hiện ra chất mới, thay thế,.. và có đóng góp to lớn cho sự phát triển nhân loại. Chúng ta cùng xem 6 nhà hóa học nổi tiếng nhất Thế giới là những ai nhé!

1. Marie Curie (1867 – 1934)

Marie Curie là nhà hóa học, nhà vật lý người Pháp gốc Ba Lan. Bà là người tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ và là người đầu tiên nhận được hai giải Nobel trong cả hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý. Bà xuất sắc nhận giải Nobel hóa học vào năm 1911 cho việc nghiên cứu và phát hiện hai nguyên tố hóa học là radium và polonium, đem lại nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống như:

- Tạo nguồn nhiệt để giữ ấm hoặc đột tạo ra nhiệt lượng.

- Nguyên liệu để chế tạo các loại pin cho thiết bị điện tử.

- Sản xuất điện hạt nhân.

Chân dung nhà hóa học Marie Curie.
Ảnh: sesci.postnauka.netdna-cdn.com

2. Louis Pasteur (1822 – 1895)

Louis Pasteur là nhà hóa học, nhà vi sinh vật người Pháp và có đóng góp quan trọng trong ngành y học và hóa học. Ông là người đầu tiên phát minh ra vắc-xin phòng bệnh dại và bệnh than giúp giảm tỉ lệ tử vong cho rất nhiều người. Khám phá quan trọng nhất của ông trong lĩnh vực hóa học, đó là cơ bản về phân tử đối với tính không đối xứng của một số tinh thể nhất định và racemic hóa.

Louis Pasteur - người tìm ra vắc xin phòng bệnh dại thành công.
Ảnh: thefamouspeople.com

3. John Dalton (1766 – 1844)

John Dalton là nhà hóa học, nhà vật lý người Anh, ông trở nên nổi tiếng vì những đóng góp, lý giải trong thuyết nguyên tử và nghiên cứu về bệnh mù màu.
Vào năm 1808, John Dalton đã đưa ra lý thuyết nguyên tử để giải thích định luật bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất trong các phản ứng hóa học. Tất cả lý thuyết của ông dựa trên năm giả thuyết sau:

- Giả thuyết thứ nhất phát biểu rằng tất cả vật chất đều được tạo thành từ các nguyên tử.

- Giả thuyết thứ hai là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một cấu trúc và tính chất.

- Giả thuyết thứ ba là các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được sinh ra hoặc mất đi.

- Giả thuyết thứ tư là các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra cáchợp chất.

- Giả thuyết thứ năm là trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử có thể kết hợp, phân tách hoặc tái sắp xếp lại.

Ứng dụng của Lý thuyết của Dalton không chỉ giải thích các định luật trên mà còn là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.

John Dalton đưa ra định luật bảo toàn khối lượng quan trọng năm 1808.
Ảnh: thefielder.net

4. Mario Molina (1943)

Mario Molina sinh năm 1943, là nhà hóa học người Mỹ gốc Mexico, năm 1995 ông nhận Giải Nobel Hóa học khi là một trong ba người nghiên cứu về sự hình thành và phân hủy của tầng ozone. Năm 1974, ông và Rowland đã nhận biết các CFC có khả năng phá hủy tầng ôzôn. Đây là cơ sở quan trọng để các loại tủ lạnh ngày nay không sử dụng chất làm lạnh này.

Nhà hóa học đạt giải thưởng Nobel năm 1995 Mario Molina.
Ảnh: thefamouspeople.com

5. Michael Faraday (1791 – 1867)

Michael Faraday là nhà hóa học và nhà vật lý người Anh, đã có đóng góp trong lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học. Những thành tựu của ông về hóa học phải kể đến như: phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxi hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode và ion. Những phát hiện của ông đã được ứng dụng trong ngành công nghệ nano hiện nay.

Michael Faraday – nhà hóa học đại tài người Anh với nhiều phát hiện quan trọng
Ảnh: bbvaopenmind.com

6. Alfred Nobel (1833 – 1896)

Alfred Nobel là nhà hóa học, nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ và là một triệu phú người Thụy Điển. Ông là người sáng lập ra Giải thưởng Nobel danh giá cho những đóng góp xuất sắc của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Nguyên tố hóa học Nobelium được ông phát hiện và đặt theo tên của ông.

Cha đẻ của giải thưởng Nobel danh giá Alfred Nobel.
Ảnh: ngaynaynamxua.vn

 

Author: Mây

News day