1. Sức hoạt động “khủng khiếp” của mắt
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Các cơ trong đôi mắt của mỗi người di chuyển khoảng 100.000 lần mỗi ngày. Nếu so sánh nhịp đập liên hoàn của tim, hoạt động của mắt gấp đến 10 lần. Hay so với việc vận động chạy bộ, các cơ mắt di chuyển tương đương với việc đi bộ hơn 80km/ngày.
2. Mắt nhận biết được tổng cộng bao nhiêu màu sắc?
Nếu câu hỏi này được đưa ra, có lẽ rất khó để có thể trả lời chính xác. Theo ước tính của các nhà khoa học, đôi mắt của mỗi người có thể nhận biết được tối thiểu là khoảng 10 triệu màu khác nhau (bao gồm cả màu sắc được pha trộn). Tuy nhiên đó chỉ là con số tương đối, vì cách phân biệt ở mỗi quốc gia không hề giống nhau.
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Thomas Young vào năm 1970, thực chất thông qua đôi mắt, mỗi người chỉ nhìn thấy được ba loại màu cơ bản là đỏ, xanh đậm và vàng. Những loại màu sắc khác là sự pha trộn theo nhiều cách khác nhau của ba loại màu cơ bản này.
3. Mắt thay đổi kích thước theo năm tháng
Nếu bạn nghĩ rằng kích cỡ đôi mắt của mình luôn giữ nguyên từ lúc sinh ra cho tới khi từ giã cõi đời thì đó hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Khi vừa chào đời, mắt thường có đường kính chỉ khoảng 18mm. Năm đầu tiên, mắt sẽ tăng kích thước lên tới khoảng 19,5mm. Qua năm tháng, đường kính của mắt có sự tăng lên nhưng không rõ rệt. Trong suốt cuộc đời mỗi người, đôi mắt chỉ tăng lên 28% so với kích cỡ ban đầu.
4. Liệu có thể vừa mở mắt vừa hắt xì?
Đây là điều không có khả năng xảy ra. Có lẽ bạn không hề chú ý nhiều đến điều đặc biệt này, nhưng sự thật là không thể vừa mở mắt vừa hắt xì hơi được. Khi mũi chúng ta bị kích thích, hắt xì chính là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể trước những kích thích này. Quá trình hắt xì hơi tạo ra một loại xung lực, nó tác động lên toàn bộ cơ thể. Các cơ mặt không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, các cơ ở mặt tự động co lại đột ngột khiến mí mắt tự động khép chặt. Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên và không có khả năng chống lại.
5. Giác mạc của người có giống với cá mập?
Các nhà khoa học đang tìm kiếm một phương pháp mới để thay thế giác mạc cho con người mà không cần sử dụng đến giác mạc của một đối tượng khác. Giác mạc của cá mập đã được đưa vào thí nghiệm và bước đầu cho ra những kết quả đáng bất ngờ. Giác mạc của cá mập có đặc điểm và hình thái tương đối giống với con người. Nếu nghiên cứu này thành công, lĩnh vực phẫu thuật cấy ghép giác mạc sẽ mở ra những cơ hội mới cho nhiều người trên thế giới.
Phonagnosia – hội chứng “mù giọng nói” kì lạ
Chảy máu mũi mỗi khi gặp gái xinh - Sự…
Em bé cosplay Vô diện đã trở lại và lợi…
Những chiếc đèn lồng Trung Thu có hình dáng độc…
Lần đầu tiên tạo ra “máu nhân tạo” thành công…
Hé lộ câu chuyện ít người biết về những thiên…
Chàng trai đi xem phim kinh dị "It" và cái…
Cách rút tiền độc đáo không bao giờ lo bị…
Tỉ lệ kết hôn ở Nhật giảm kỉ lục từ…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX