Bất lợi cho Việt Nam nếu Bộ quy tắc Ứng xử được ký kết
Yuki 05/04/2017 08:00 AM
Theo bài viết đăng trên Forbes ngày 27/4 cho biết, nếu Việt Nam không đề cập đến Hoàng Sa trong Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) thì sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thu tóm các đảo này.

Việt Nam, nước thành viên ASEAN có những tuyên bố chủ quyền trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông, muốn có một bộ Quy tắc Ứng xử bao trọn quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên Trung Quốc đang kiểm soát 130 đảo và bãi đá ở quần đảo Hoàng Sa kể từ sau trận hải chiến ngắn ngủi với Việt Nam Cộng Hoà hồi năm 1974. Việt Nam ngày nay vẫn tuyên bố chủ quyền trên những vùng đá, hòn đảo đã mất của miền Nam Việt Nam vào tay Trung Quốc.

Trung Quốc không cho phép bất cứ quốc gia nào đưa tàu thuần tới quần sa Hoàng Sa. Ảnh: voatiengviet.com

Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào khác được ngang nhiên đưa tàu thuyền tới gần quần đảo Hoàng Sa. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ phản đối bất kỳ quy tắc ứng xử nào với hàm ý cho phép một quốc gia khác lui tới các bãi đá ngầm, đảo san hô hay các vùng biển nhiệt đới xung quanh quần đảo này. Trung Quốc đã ngăn chặn một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển trong sáu năm qua bởi vì họ lo sợ bộ quy tắc này sẽ ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam nên đề cập đến vấn đề Hoàng Sa trong quy tắc COC. Ảnh: bbc.com

Theo bài viết đăng trên Forbes ngày 27/4 cho biết, nếu Việt Nam không đề cập đến Hoàng Sa trong quy tắc COC thì sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thu tóm các đảo này.

Về phía Trung Quốc chắn chắn sẽ không muốn nhắc tới Hoàng Sa, bởi Hoàng Sa chỉ là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một số nước ASEAN cũng không muốn nhắc đến vùng đảo này, bởi đây là một vấn đề khác phức tạp.

Hơn nữa, Bắc Kinh vẫn dùng kế sách hỗ trợ kinh tế và đầu tư để "lấy lòng" như Brunei, Malaysia và Philippines.

Và cũng theo nhận định của một số tờ báo, nếu như quy tắc COC được ký kết, thì Việt Nam vẫn là kẻ thua cuộc. 

Tiến sĩ Carl Thayer, Giáo sư Danh dự giảng dạy môn chính trị học tại Đại học New South Wales, Australia, nói:

"Không ai có thể bắt buộc Trung Quốc phải rời khỏi quần đảo Hoàng Sa. Điều tối đa mà phần lớn các bạn ở đây có thể hy vọng là nếu Việt Nam khởi kiện ra tòa án trọng tài, chẳng hạn như gửi kiến nghị tới tòa án quốc tế ở La Haye.”

Theo phân tích của một số báo quốc tế cho biết, Hội nghị thượng đỉnh khối ASEAN kết thúc với những diễn biến có lợi cho Trung Quốc, nhưng bất lợi cho Việt Nam.

 

Author: Yuki

News day