Lặn sâu xuống dưới vùng đất đầy bí ẩn ở Greenland
CTV Phương Cassie (dịch) 09/03/2018 05:00 PM
Phong cảnh toàn màu xám - trắng có thể trông cằn cỗi, nhưng các nhà khoa học nói rằng, có sự sống dưới vùng biển Bắc Cực này.
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Một tảng băng trôi ở Greenland. Ảnh: JEAN GAUMY

Một quang cảnh nằm trơ trọi ở vùng Bắc Cực Greenland.

Ở khắp mọi nơi, thứ bạn nhìn thấy là một mảng màu xám hoặc xanh dương. Khi gió tuyết thổi trên một cánh đồng băng giá, thật khó để phân biệt đất và bầu trời. Nhiếp ảnh gia Jean Gaumy mô tả cảnh đẹp nơi đây khá “trừu tượng”. Đối với nhà sinh thái học người Pháp Frédéric Olivier, đó là một lãnh thổ “terra incognita”, hoặc có nghĩa một vùng đất chưa được khám phá.

Trong vài năm qua, cả hai đã hợp tác để khám phá khu vực này cùng với nhà sinh thái học Laurent Chauvaud.

Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Nhà khoa học kiểm tra nước trước khi lặn ở Daneborg, Greenland. Khi lặn xuống, họ sẽ thu thập các sinh vật sống trên bề mặt và thu hoạch ấu trùng, tảo và động vật giáp xác nhỏ. Ảnh: nationalgeographic.com
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Các hố nhỏ trên băng được đào để giúp các nhà khoa học lặn xuống dưới.
Ảnh: nationalgeographic.com
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Ngoài việc thu thập mẫu, các thợ lặn neo đầu thu sóng trong nước dưới lớp băng để ghi lại âm thanh của các sinh vật nhỏ và vết nứt băng.
Ảnh: nationalgeographic.com
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Băng biển thường dày và khó thâm nhập. Ở đây, một đội cắt một lỗ 2 mét vuông trong băng.
Ảnh: nationalgeographic.com
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Nhóm các nhà khoa học chọn địa điểm thăm dò và bắt đầu đào. Ảnh: nationalgeographic.com

Olivier và Chauvaud hy vọng sẽ ghi lại những động vật hoang dã ít được biết đến của khu vực trong khi vẫn có thể. Vùng Bắc Cực đang bị tác động của biến đổi khí hậu. Tháng 7 năm ngoái, một tảng băng lớn cỡ bang Manhattan đã vỡ ra từ sông băng Helheim ở Greenland. Họ lo lắng sự tan chảy ngày càng tăng này có thể ảnh hưởng đến phòng thí nghiệm hiện trường nguyên sơ của họ.

Những gì nằm dưới bề mặt của băng là điều khơi gợi sự khám phá của hai nhà khoa học. Một số khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới phát triển mạnh trong vùng biển lạnh, vùng Bắc Cực. Họ nghiên cứu khu vực đáy biển, độ sâu thấp hơn của đại dương, đa dạng các loài động vật thân mềm, giun, động vật giáp xác, động vật chân đốt và các sao biển. Các nhà khoa học lấy mẫu nước để tìm kiếm các loài sinh vật hoàn toàn chưa biết.

Trong những vùng băng giá như vậy, việc thu thập dữ liệu không hề dễ dàng.

Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Chỉ có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện ở Bắc Cực, nhưng Olivier ước tính con số này có thể cao hơn gấp đôi. Ảnh: nationalgeographic.com
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Laurent Chauvaud, một nhà sinh thái biển ở CNRS, lặn dưới biển băng để lấy mẫu. Ảnh: nationalgeographic.com 

Quá trình này mất thời gian và nguy hiểm. Gấu Bắc Cực thỉnh thoảng lang thang trong vùng và điều kiện thời tiết không thể đoán trước được. Kết quả không đến bất ngờ, nhưng thường là không có. Olivier, Chauvaud, và các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu không mặc quần áo khô để lặn trong vùng nước lạnh dưới băng. Khi họ đã lấy xong mẫu, họ trở lại phòng thí nghiệm để xem xét kỹ lưỡng. Quá trình này có thể mất đến một hoặc hai năm trước khi họ tìm thấy bất kỳ loài nào mới.

“Mỗi một mẫu nghiên cứu là một cuộc chiến thực sự đối với chúng tôi trong quá trình chống lại điều kiện khắc nghiệt của cả thời gian và thời tiết”, Olivier nói.

Mặc dù cảnh vật lạnh giá và vùng đất cằn cỗi rộng lớn, Olivier nói rằng cuộc sống sâu dưới băng là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất mà anh nhìn thấy, nhiều hơn bất kỳ vùng Bắc Cực nào khác. Bằng cách nghiên cứu hai mảnh vỏ một loại nhuyễn thể, bộ đôi này cho rằng họ có thể hiểu rõ hơn về sinh vật Bắc Cực sâu xa và cách chúng có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Loài thân mềm hai mảnh vỏ. Ảnh: nationalgeographic.com
Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Các loài thân mềm hai mảnh vỏ phía trên và giáp xác ở bức ảnh này được thu thập trong thời gian lặn dưới băng. Chauvaud và Olivier hy vọng họ có thể sử dụng chúng để hiểu các phản ứng sinh học đối với biến đổi khí hậu.
Ảnh: nationalgeographic.com

Nó không chỉ là vùng đáy bí ẩn mà Olivier và Chauvaud đã học ở Greenland. Khu vực này cũng là một cơ hội để nghiên cứu tiếng ồn, hoặc sự thiếu thốn của vùng này.

Động vật biển và động vật có vú nói riêng nhạy cảm với âm thanh lớn. Cá voi, giao tiếp với nhau qua các cuộc gọi dài trên một khoảng cách lớn, nhưng tiếng ồn dưới nước từ các tàu lớn hoặc các hoạt động như khoan dưới nước có thể làm gián đoạn cách chúng giao tiếp và nơi chúng di chuyển.

Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Tại trạm của họ ở Daneborg, các nhà khoa học phải loại bỏ tuyết nhiều lần trong ngày để có thể đi vào bên trong.
Ảnh: nationalgeographic.com

Không giống như các vùng Bắc Cực khác các tàu du lịch và tàu container tăng lên, nhưng đối với phía đông bắc Greenland vẫn tương đối biệt lập. Trong cuộc thám hiểm, Olivier và Chauvaud đã ghi âm những khu vực hoang sơ có âm thanh sâu dưới nước. Họ hy vọng một ngày nào đó sẽ sử dụng nó như một sự so sánh với tiếng ồn trên mặt đất của các khu vực khác.

Như đã nói, để lấy được một mẫu nghiên cứu từ vùng Bắc Cực hoang sơ khiến cho các nhà nghiên cứu mệt nhoài. Đối với Gaumy (70 tuổi), là điều xứng đáng khi thúc đẩy giới hạn trong việc nghiên cứu tài liệu cho công trình của họ.

“Những hoạt động của nhóm nghiên cứu và tốc độ công việc thường khó hòa hợp được với thời gian và yêu cầu đi lại của cả đội”. Gaumy nói: “Đây là thử thách đối với tôi”.

Lan sau xuong duoi vung dat day bi an o Greenland
Từ trên không, có thể thấy vùng rộng lớn và trần trụi như thế nào, che giấu sự phong phú của cuộc sống bên dưới.
Ảnh: nationalgeographic.com

Theo: nationalgeographic.com

Author: CTV Phương Cassie (dịch)

News day