Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Dinda (dịch/alodoktor.com) 05/29/2018 07:30 PM
Làm thế nào để xóa bỏ xăm bằng laser? Việc xoá xăm có để lại những tác hại nào không? Hãy tham khảo bài đọc dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Xóa bỏ xăm bằng laser thường an toàn và hiệu quả hơn, so với phương pháp loại bỏ mô (cắt bỏ mô) và công nghệ dermabrasion (là một kỹ thuật tẩy tế bào chết sử dụng một dụng cụ quay để loại bỏ các lớp ngoài của da, thường là trên mặt). Tia laser sẽ phát ra với cường độ cao trên bề mặt vùng da bị xăm. Kỹ thuật này được thực hiện để phá vỡ màu sắc của sắc tố trên hình xăm, cho đến khi nó mờ đi.

Bình thường những hình xăm có màu đen và xanh đậm sẽ dễ dàng xóa hơn. Trong khi đó, những hình xăm có màu sắc khác, như xanh lá cây hoặc vàng sẽ khó xóa hơn và có thể thực hiện nhiều lần hoặc phải điều trị bằng các phương pháp khác mới có thể xóa bỏ hẳn. Ngoài ra, có một số lý do làm cho việc loại bỏ hình xăm trở nên khó khăn hơn, ví dụ như độ đậm của mực xăm được sử dụng và sự khác nhau về mức độ nông sâu của hình xăm trên bề mặt da.

Tuỳ vào độ nông sâu để loại bỏ hình xăm. Ảnh: myidol.com.vn

Phương pháp sử dụng tia laser để xóa bỏ hình xăm

Công nghệ ngày nay ngày càng tinh vi hơn, vì vậy sử dụng tia laser để loại bỏ hình xăm được sử dụng hiệu quả hơn và ít có nguy cơ gây sẹo. Miễn là việc điều trị này được thực hiện bởi một chuyên gia y tế chuyên nghiệp, những người đảm bảo chất lượng và khả năng của họ. Phương pháp laser thực sự an toàn để sử dụng hơn so với các phương pháp khác, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ, sử dụng hóa chất, dermabrasion, hoặc salabration (sử dụng gạc ngâm trong dung dịch nước muối để cạo các bộ phận cơ thể xăm). Mặc dù khá an toàn, nhưng phương pháp này không được khuyến khích thực hiện trên phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và những người bị rối loạn hệ miễn dịch.

Việc xóa hình xăm thường khác nhau giữa mỗi người. Nó phụ thuộc vào độ tuổi, loại hình xăm, màu da, cũng như độ sâu của mực xăm trên bề mặt da. Những điều kiện này ảnh hưởng đến cách xóa hình xăm. Thông thường mỗi liệu trình xóa xăm sẽ kéo dài từ 4 - 6 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 – 3 tuần để có thời gian cho cơ thể thích ứng và đào thải các phân tử mực xăm ra bên ngoài cơ thể, nhưng cũng có một số người mất nhiều thời gian hơn.

Thời gian xóa xăm và số lần thực hiện sẽ phụ thuộc vào kích thước của hình xăm. Hình xăm có hình dạng nhỏ hơn đòi hỏi ít năng lượng laser hơn so với hình xăm trung bình hoặc lớn.

Hình xăm trung bình và lớn đòi hỏi nhiều năng lượng laser hơn. Ảnh: tadashitattoo.vn

Việc xóa hình xăm bằng laser khiến bạn khó chịu và dễ gây hiện tượng bỏng rát đau đớn. Vì vậy, trước khi bạn loại bỏ các hình xăm, hãy đảm bảo bạn có sức khỏe tốt. Quá trình xóa hình xăm bằng laser bao gồm:

Kiểm tra phản ứng da với ánh sáng tia laser

Thông thường, đầu tiên sẽ thử nghiệm trên một vùng da nhỏ, để xác định cường độ năng lượng laser sẽ được sử dụng để xóa bỏ hình xăm.

Bức xạ trên da

Tia laser sẽ tác động vào lớp thượng bì và cả lớp hạ bì da, phá vỡ các liên kết vốn rất bền vững trong phân tử mực xăm tạo thành các mảnh nhỏ li ti để cơ thể dễ dàng đào thải ra bên ngoài nhờ hệ thống bạch cầu.

Giảm đau

Sau khi thực hiện xóa xăm bằng laser, bạn sẽ được bôi 1 lớp kem tái tạo da, làm dịu da để tăng hiệu quả xóa xăm. Các loại kem kháng sinh và chất làm mềm cũng giúp tăng tốc quá trình hồi phục và tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng da.

Ngăn chặn tia UV

Khi hình xăm đã được xóa hoàn toàn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng kem chống nắng để ngăn chặn tia UV. Việc làm này giúp vùng da đó không bị sưng, ngứa và khô ráp.

Tác dụng phụ của việc xóa xăm bằng tia laser

Việc xóa xăm có thể gây nhiễm trùng. Ảnh: topgia.vn

Làm thế nào để xóa xăm bằng phương pháp laser mà không để lại nhiều tác dụng phụ, trước hết phải đảm bảo các chuyên gia thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phương pháp này an toàn 100%. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi loại bỏ hình xăm bằng phương pháp laser:

  • Hình xăm đã xóa có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Xuất hiện sẹo ở vùng da sau khi điều trị bằng laser, có khả năng để lại sẹo vĩnh viễn
  • Da của bạn có nguy cơ bị giảm sắc tố (da trở nên sáng hơn vùng da xung quanh) hoặc tăng sắc tố (da sẫm màu hơn vùng da xung quanh). Hình xăm mỹ phẩm (hình xăm đường môi, lông mày và bút kẻ mắt) cũng có nguy cơ bị thâm khi bị loại bỏ bằng phương pháp laser.
  • Bạn cũng có nguy cơ bị bỏng do ánh sáng laser.
  • Da bị chảy máu dễ dàng.
  • Nhiễm trùng xung quanh vùng da.
  • Thay đổi màu da.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xoá hình xăm. Ảnh: Le Beau clinic

Theo như trên, thì mỗi trường hợp loại hình xăm sẽ khác nhau trong việc liệu trình xóa bỏ. Và bất kể lý vì do gì, bạn không nên tự ý xóa hình xăm mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì hành động này có nguy cơ làm tổn thương da vĩnh viễn, thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe. Do đó, trước khi quyết định loại bỏ hình xăm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ .

 

Author: Dinda (dịch/alodoktor.com)

News day