Những tiến bộ y học đột phá trong năm 2017
Toong 03/08/2017 11:00 AM
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp tính, công nghệ Augmented Reality và những tiến bộ trong điều trị bệnh Alzheimer sẽ là những vấn đề đặc biệt được quan tâm về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

1. Tricorder

Thiết bị này được ra đời lấy cảm hứng từ bộ phim Star Trek khi bác sĩ McCoy sử dụng một thiết bị là tricorder có sử dụng cảm biến, ghi lại và chuyển tiếp thông tin về sức khỏe người dùng. Nhờ vào giải thưởng lên đến $10,000,000 của cuộc thi XPrize do công ty Qualcomm tổ chức, việc hiện thực hóa thiết bị giả tưởng này hoàn toàn là có thể.

Đội ngũ các bác sĩ của Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Ấn Độ và Đài Loan đều đang tiến hành nâng cấp những thiết bị y tế tricorder riêng. Những thiết bị này có thể theo dõi, phân tích tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bệnh lý cụ thể như huyết áp. Thiết kế giành chiến thắng sẽ được công bố năm 2017, với hy vọng rằng bất kì ai cũng có thể sử dụng tại nhà, có thể theo dõi và cải thiện tình trạng sức khỏe của mình mà không cần đến các trong tâm y tế hay bệnh viện. Thực tế, mục đích duy nhất khi các nhà khoa học tạo ra thiết bị này đó là mong mọi người đều có một sức khỏe dồi dào và hạnh phúc.

Thiết bị tricoder có hình trụ đáy tam giác là bước đột phá quan trọng trong ngành y học.
Ảnh: gamek.vn

2. Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư (CAR T-cell)

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tiến bộ các bệnh về ung thư máu như bạch cầu cấp hay ung thư hạch bạch huyết. Theo kết quả nghiên cứu kéo dài 5 năm, 85% các bệnh ung thư máu/bạch cầu thể lympho (ALL) xảy ra đối với trẻ em. Và kể từ năm 2017 con số này dự báo sẽ còn tăng hơn nữa.

Theo các bác cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, liệu pháp điều trị ung thư (CAR T-cell) sẽ có mặt trên hầu khắp các trung tâm điều trị ung thư trên cả nước. Ở liệu pháp miễn dịch này, các tế bào bạch cầu (T-cells) của người bệnh sẽ được lấy và xử lý tại phòng thí nghiệm đặc biệt, sau đó được đưa vào cơ thể bệnh nhân để đối kháng với các tế bào ung thư. Thử nghiệm trên 3 đứa trẻ ung thư hoàn toàn thu được kết quả tích cực và tỷ lệ thành công tuyệt đối. Hội những người mắc bệnh bạch cầu cấp tính và ung thư hạch bạch huyết (LLS) nhấn mạnh rằng các nghiên cứu về liệu pháp điều trị ung thư tế bào bạch cầu T (CAR T-cells) trên bệnh đa u tủy xương, bệnh bạch cầu lympho bào mãn tính, và một số loại bệnh u lympho không hodgkin cũng đang được kỳ vọng rất nhiều.

3. Ứng dụng tương tác thực tế - Augmented Reality (AR)

Khi trò chơi Pokemon Go bắt đầu bùng nổ vào tháng 7 năm 2016, hàng triệu người Mỹ lần đầu tiên được tiếp xúc với công nghệ AR (công nghệ cho phép con người quan sát những vật thể và âm thanh trong thế giới thật thông qua thiết bị máy tính). Đồng thời, thiết bị AR cũng bắt đầu phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cho phép các y tá phát hiện và tiến hành mở ven của bệnh nhân dễ dàng, công nghệ tuyệt vời này dự đoán sẽ được ứng dụng rất phổ biến trong năm 2017, bởi:

  • Cho phép các bác sĩ và sinh viên y khoa tiến hành phẫu thuật dễ dàng
  • Giúp bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh lý của mình cũng như phương pháp điều trị, phẫu thuật và hồi phục phù hợp.
  • Tìm kiếm các khu điều trị sức khỏe và thiết bị duy trì sự sống (như máy khử rung tim) trong trường hợp khẩn cấp.
  • Việc áp dụng công nghệ AR trong cấy ghép mắt và tai sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Google và Samsung đã đăng kí bằng sáng chế cho công nghệ cấy lens nhằm hạn chế bệnh tăng nhãn áp và cung cấp thuốc.
Công nghệ Augmented Reality giúp bác sĩ dễ dàng điều trị hơn.
Ảnh: subiz.com

4. Máu nhân tạo

Từ lắp chân giả đến tim nhân tạo, máy trợ tim, cho đến công nghệ cấy tai, chúng tôi luôn cố gắng tìm ra các phương pháp cấy ghép các bộ phận trên cơ thể con người. Tuy nhiên thời gian gần đây người ta mới quan tâm đến vấn đề thay máu. Năm 2017, Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh (NHS) đã sớm tiến hành các cuộc thử nghiệm an toàn trên 20 người khác nhau, những người này được bơm một lượng nhỏ máu nhân tạo vào các tế bào gốc. Mục đích trước mắt là tạo ra các tế bào máu đỏ để điều trị các tình trạng sức khỏe đặc biệt như thiếu máu hồng cầu hình liềm. Mục tiêu lâu dài, các nhà khoa học NHS hy vọng có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho những người mang nhóm máu hiếm khi truyền máu.

Ảnh: kienthuc.net

5. Thiết bị điều trị đột quỵ từ xa

Chỉ vài giây sau khi bị đột quỵ, mỗi phút bạn có thể sẽ mất đi khoảng 2 triệu nơ-ron, thời gian được tiến hành điều trị càng bị kéo dài, não bộ càng gặp nguy hiểm. Đó là lý do thiết bị điều trị bệnh đột quỵ từ xa (MSTU hoặc MSU) ra đời.

Dưới sự chỉ định của bác sĩ, y tá, phụ tá, bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán bệnh qua hình ảnh, và các đơn vị cấp cứu khác, một chiếc máy MSTU có thể giúp phân tích và điều trị đột quỵ kịp thời. Khi người bệnh lên cơn đột quỵ khi đang gọi điện thoại, thiết bị MSTU sẽ được tự động kết nối với điện thoại ở nhà. Khi đã kết nối, một đội ngũ sẽ có nhiệm vụ phân tích nguyên nhân dẫn đến cơn đột quỵ ấy có phải do nghẽn mạch máu hay không, kê thuốc để cơn đau dịu bớt và đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất.

Các loại máy này đã phổ biến ở nhiều nơi như Cleveland, New York, Houston và Denver và ngày càng mở rộng thị trường. Thực tế cho thấy, cuối năm 2017 một thiết bị MSTU sẽ có mặt trong phòng cấp cứu của 40% các thành phố lớn trên Thế giới.

6. Tính tương hợp

Nếu truyền thông quan tâm về một phương pháp y học tiến bộ nào đó, nó chắc chắn là khả năng tương hợp. Đây là khả năng tương tác giữa các hệ thống công nghệ thông tin, như hệ thống số hóa bệnh viện, với nhau. Nó cũng giúp mọi người lý giải những bất ổn không đồng nhất khi thanh toán viện phí, thực sự là một bước ngoặt quan trọng.

Phần mềm Fast Healthcare Interoperability Resources (FHIR) ra đời năm 2017, là thiết bị có thể tiết kiệm tiền và bảo vệ sự sống bằng việc cải thiện sự nhanh chóng và hiệu quả của việc truyền thông tin y tế. Thay vì truyền một khối lượng thông tin lớn, FHIR chỉ truyền một số bit thông tin y tế đặc biệt, có thể là một từ, mã từ nào đó. Điều này giúp các nhân viên y tế không còn phải kiểm tra hàng tấn dữ liệu phức tạp chỉ để lấy thông tin họ muốn, thiết bị giúp việc tìm kiếm nhanh hơn và hệ thống ghi nhớ tìm kiếm chính xác hơn.

Từ góc độ cá nhân, công nghệ này sẽ hỗ trợ quá trình tạo các app về sức khỏe dễ dàng hơn cũng như rút ngắn thời gian nằm bệnh của bệnh nhân.

7. Phương pháp siêu âm chữa bệnh Alzheimer

Theo Hiệp hội Alzheimer, cứ 3 sinh viên sẽ có 1 người chết do các chứng bệnh về trí nhớ. Và mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để, năm 2017 các nhà khoa học sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm chữa trị mới: phương pháp siêu âm trên các mảng amyloid (amyloid plaques), các mảng này thường vón cục xung quanh nơ-ron thần kinh dẫn đến bệnh Alzheimer.

Năm 2015, các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện ra rằng các sóng âm được tạo ra bằng phương pháp siêu âm có thể làm tan các mảng amyloid, 75% những người được thử nghiệm cho thấy kết quả ghi nhớ tốt hơn. Theo tờ Wall Street Journal, các tế bào xung quanh sẽ không bị hủy hoại, và chi phí cho phương pháp này rẻ hơn việc dùng thuốc rất nhiều mà vẫn có thể giải quyết vấn đề. Việc nhân bản các bộ phận con người rất khó khăn và cần nhiều nỗ lực bởi hộp sọ rất dày và bộ não cực kì phức tạp của chúng ta. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng rất lạc quan về con đường dài phía trước ấy.

Author: Toong

News day