Khám phá phần còn lại của đất nước Nam Tư
Hoàng Quyên (dịch) 09/17/2018 03:00 PM
Đất nước Nam Tư với những kiến trúc độc đáo đã để lại cho nhiều hành khách du lịch cũng như những nhiếp ảnh gia những cảm xúc khó tả.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1967, Nam Tư được thế giới công nhận. Từ ngày này, du khách nước ngoài có thể vào Liên Bang Xã Hội Chủ Nghĩa mà không cần thị thực. Công ty du lịch ở Anh đã chuẩn bị hàng chục ngàn khách du lịch nước ngoài đến tham quan bãi biển Adriatic bằng máy bay phản lực Caravelle - Jat Airways (Jugoslovenski Aerotransport).

Điều đáng chú ý nhất chính là quy mô và kiến trúc của các khu phức hợp khách sạn mới của đất nước này - nơi thường không có các thị trấn.

Trong số đó, ngoạn mục nhất là khách sạn Haludovo Palace trên đảo Krk, một nơi hưởng thụ của nhà đầu tư đầu tiên Bob Guccione, nhà xuất bản tạp chí Penthouse, Brooklyn.

Kham pha phan con lai cua dat nuoc Nam Tu 1
Những ngày hoàng hôn của Haludovo Palace Hotel trên đảo Krk. Ảnh: CCN-images

Khách sạn được mở vào năm 1972 được phục vụ đồ uống bởi những người mẫu hầu như không mặc quần áo của tạp chí Penthouse "Pet". Khách sạn đã được mở rộng và đầy đủ những tiện nghi cho việc ăn chơi khoái lạc và những cuộc vui của khách. Kiến trúc được thiết kế rộng rãi, không gian năng động giúp cho "tác phẩm" của Boris Magaš giống như một bộ phim James Bond thực tế. Và, điều này diễn ra ở một nước Xã hội chủ nghĩa.

Haludovo đã bị phá sản một năm sau khi nó mở cửa. Không còn được "rực rỡ" như khi Guccione quản lí, nó được mở lại dưới sự kiểm soát của nhà nước chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh Yugoslav man rợ nổ ra vào năm 1991. Khách sạn từng là trại tị nạn trước khi được bán vào năm 1995, trong quá trình tư nhân hóa toàn Croatia và đóng cửa 6 năm sau đó.

Kể từ đó, khách sạn đồ sộ này đã dần bị bỏ hoang, kiến ​​trúc Bravura của nó từ từ bị hủy hoại mà các nhà địa lý đô thị và các nhiếp ảnh gia thấy rất hấp dẫn.

Đài tưởng niệm đã bị phá hủy

Từng là một phần của đất nước Nam Tư, các di tích khác thể hiện giá trị dường như mâu thuẫn với Liên minh Xã hội chủ nghĩa ngắn ngủi của nhà lãnh đạo Tito đã gặp một số phận tương tự. Các hội trường và đài tưởng niệm đã bị tàn phá bởi những cuộc chiến tranh.

Kham pha phan con lai cua dat nuoc Nam Tu 2
Đài tưởng niệm cuộc nổi dậy của nhân dân Kordun và Banija ở Petrova Gora, Croatia ngày nay. Ảnh: Valentin Jeck

Ở trên cao, Vườn quốc gia Sutjeska có rừng rậm rạp phía biên giới ngày nay giữa Bosnia, Herzegovina và Montenegro, có một cặp cánh được điêu khắc đứng sừng sững. Cặp cánh được hình thành bởi nghệ sĩ Miodrag Živković và được xây dựng trên quy mô kiến trúc vào đầu những năm 1970, nó là địa điểm trung tâm trong trận chiến Sutjeska. Ngay tại nơi này Tito đã quay lưng chống lại Đức Quốc Xã.

Mỗi năm, hàng trăm ngàn người Nam Tư sẽ đến để tỏ lòng tôn kính với 7.000 người bị giết chết trong bối cảnh lịch sử đã qua. Ngày nay, tác phẩm điêu khắc màu trắng này vô cùng hiu quạnh và cũ kĩ.

Kham pha phan con lai cua dat nuoc Nam Tu
Tác phẩm điêu khắc màu trắng này vô cùng hiu quạnh và cũ kĩ. Ảnh: Valentin Jeck

Những nét điêu khắc đã bị xóa cùng với những kỉ niệm đáng nhớ và sâu sắc, mặc dù không hoàn toàn thành công. Tuy nhiên, sạt lở đất vào đầu năm nay đã phá hủy khung cảnh xung quanh, trong khi một đài tưởng niệm bên dưới đôi cánh của Živković vẫn còn những vết sẹo và dấu tích phá hoại.

Một tòa nhà có một không hai được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Ranko Radović và được đưa vào hoạt động năm 1975 - Memorial House - gồm một chuỗi các cấu trúc giống như kim tự tháp được trừu tượng hóa từ những chiếc lều của những du mục vẫn được tìm thấy ở khu vực miền núi. Bên trong, các tòa nhà có mái vòm có không gian trống rỗng là nơi diễn ra những cuộc cướp bóc bởi Quân đội Serb Bosnia từ năm 1992 đến năm 1995. Các bức tranh Fresco miêu tả các sự kiện của cuộc chiến giải phóng của các nghĩa quân đã bị phai mờ.

Kham pha phan con lai cua dat nuoc Nam Tu 4
Thư viện Quốc gia và Đại học Kosovo ở Prishtina, Kosovo. Ảnh: Valentin Jeck

Những nơi Tito được tự do, bạn cần phải cẩn thận khi đi bộ, vì trên đường có mìn còn sót lại từ những cuộc chiến tranh thập niên 1990.

Di sản bằng bê tông còn sót lại

Kham pha phan con lai cua dat nuoc Nam Tu 5
Đài tưởng niệm cuộc nổi dậy Ilinden ở Kruševo, Macedonia ngày nay. Ảnh: Valentin Jeck

Sự phát triển cực kỳ sáng tạo của Nam Tư trong thế giới kiến trúc bê tông mới - tất cả đài tưởng niệm quốc gia, trung tâm dân sự, bảo tàng, đài phát thanh, khu nhà ở công cộng kiểu Le Corbusier hay các khách sạn rộng lớn chỉ tồn tại ngắn ngủi.

Kham pha phan con lai cua dat nuoc Nam Tu 6
Khách sạn Adriatic II ở Opatija, Croatia, vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ảnh: Valentin Jeck

Kiến trúc Yugoslav mới, phần lớn có chi phí thấp và bê tông dẻo là một cách thể hiện sự độc đáo của đất nước này. Hơn nữa, một phần làm nên sự khác biệt của kiến trúc đó chính là nền văn hóa của đất nước này - nhiệt huyết, trí tưởng tượng và sự phô trương. Liệu sự sụp đổ của khối Liên Minh, nhưng những kiến trúc này vẫn còn được công nhận về giá trị? Liệu khách sạn Haludovo Palace sẽ được mở lại? Thời gian sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi này.

Author: Hoàng Quyên (dịch)

News day