Toàn cầu hóa và quan điểm của 7 nguyên thủ tham dự APEC 2017
Hoang Phi (Tổng hợp) 11/12/2017 04:30 PM
APEC Việt Nam 2017 là loạt hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11/ 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam. Mối quan tâm đổ dồn về Đà Nẵng khi nhiều nguyên thủ nổi tiếng cùng có mặt.

Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế APEC đã đặt chân tới Đà Nẵng, Việt Nam vào hôm 10/11 tham dự sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, với tiêu điểm là Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong hai ngày 10-11/11.

21 nền kinh tế APEC đã đặt chân tới Đà Nẵng, Việt Nam.
Ảnh: vietnamnet.vn

APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi chủ nghĩa bảo hộ bùng lên ở một số quốc gia, trong đó có cả đầu tàu kinh tế thế giới. Sau đây chúng ta cùng điểm qua 7 khuôn mặt tiêu biểu tham dự Hội nghị lần này.

7 nguyên thủ nổi tiếng tham dự APEC Việt Nam 2017.
Ảnh: cafef.vn

Tổng thống Nga Putin

Lần thứ 2 tới Việt Nam dự APEC, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo rất quen thuộc với người dân Việt Nam bởi nhiều chuyến thăm trước đó. Trong bối cảnh nước Nga và phương Tây có nhiều mâu thuẫn, Tổng thống Putin đang chuyển trọng tâm sang châu Á với kỳ vọng lớn vào khu vực phát triển mạnh mẽ này.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Thủ tướng Shinzo Abe tới Việt Nam không lâu sau khi tái đắc cử với số phiếu áp đảo. Dù thuận lợi hơn khi kiểm soát đa số trong Hạ viện nhưng chính phủ của Thủ tướng Abe vẫn phải giải nhiều bài toán khó nhằm thúc đẩy kinh tế. Là đồng minh thân cận của Mỹ nhưng Nhật vẫn phải đẩy mạnh hợp tác trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Ông là người tôn sùng chủ nghĩa bảo hộ với câu nói nổi tiếng “Nước Mỹ là trên hết”. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đồng thời dọa chấm dứt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Mỹ. Lần đầu tiên tham dự APEC, Tổng thống Trump là người nhận được rất nhiều sự quan tâm khi cả thế giới muốn xem sự thể hiện của Mỹ với châu Á và toàn cầu hóa.

Tổng thống Trump đưa ra quan điểm cứng rắn về thương mại.
Ảnh: cafef.vn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khi nước Mỹ theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc nổi lên như một đầu tàu mới trong các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc đang ra sức lấp đầy những khoảng trống mà Mỹ bỏ lại cũng như ra tăng sức ảnh hưởng trên khắp thế giới.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in

Ông Moon Jea-in trở thành Tổng thống Hàn Quốc cùng kỳ vọng sẽ hàn gắn được những chia rẽ cay đắng trong xã hội sau vụ bê bối khiến nữ tổng thống đầu tiên Park Geun-hye bị phế truất trong khi Thái tử Samsung Lee Jae-yong phải ngồi tù. Trái với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, ông Moon bày tỏ sự ủng hộ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì tập trung vào các chaebol. Ông cũng rất đề cao thương mại tự do toàn cầu.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Ảnh: baolaodong.com.vn

Sự trẻ trung cùng phong cách lịch lãm khiến Thủ tướng Canada có một sự thu hút đặc biệt trong số các chính khách. Tuy nhiên, dù Canada là đồng minh lâu năm và thân thiết của Mỹ nhưng dưới thời Tổng thống Trump, ông Trudeau sẽ có nhiều việc phải làm để bảo vệ các doanh nghiệp Canada trước sự bảo hộ của nước Mỹ.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Nhỏ bé và gần như không có tài nguyên, toàn cầu hóa là thứ duy nhất mang đến thịnh vượng cho Singapore. Viễn cảnh dòng chảy thương mại toàn cầu bị đình trệ gần như không thể xảy ra nhưng sự sụt giảm giao thương quốc tế có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới Singapore.

Author: Hoang Phi (Tổng hợp)

News day